TẠP CHÍ Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 Tập 17 - Số 6/2022 DOI:…
Khảo sát tỷ lệ, đặc điểm sarcopenia bằng công thức Ishii
ở người bệnh đái tháo đường típ 2
Evaluation of characteristics of sarcopenia by the formula of Ishii in the
type 2 diabetes mellitus
Vũ Minh Phúc*,
Nguyễn Thị Phi Nga**,
Phạm Thúy Hường*
*Bệnh viện Nội tiết Trung ương,
**Học viện Quân Y,
**Bệnh viện Quân Y 103
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ, đặc điểm sarcopenia bằng công thức Ishii người bệnh
đái tháo đường típ 2. Đối tượng phương pháp: Nghiên cứu tả cắt ngang trên
479 người bệnh đái tháo đường típ 2 đến khám tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương
Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 01/2022 đến tháng 5/2022. Kết quả: Tuổi trung bình
của nhóm nghiên cứu 66,56 ± 8,84 tuổi (nam là: 66,70 ± 9,31, nữ là: 66,44 ±
8,38); lực tay trung bình 27,67 ± 8,48kg (nam là: 33,11 ± 8,01, nữ là: 22,55 ±
5,03); chu vi bắp chân trung bình 33,84 ± 2,92cm (nam là: 34,54 ± 2,79, nữ là:
33,18 ± 2,89). Tỷ lệ sarcopenia khảo sát bằng công thức của Ishii 22,8%, nam
29,3%, nữ 16,6%; nhóm < 60 tuổi 6,9%, nhóm 60 tuổi 27,8%; nhóm
ĐTĐ > 10 năm là 28,6%, nhóm ≤ 17,0%; ở nhóm tăng huyết áp là 26,9%, không tăng
huyết áp 17,5%; nhóm BMI 22,5 31,1%, BMI > 22,5 17,3%; nhóm eGFR
< 60ml/phút/1,73m
2
39,3%, 60ml/phút/1,73m
2
7,6%. Kết luận: Tỷ lệ
sarcopenia khảo sát bằng công thức của Ishii 22,8%, nam 29,3%, nữ 16,6%;
liên quan với tuổi, thời gian mắc đái tháo đường, mức lọc cầu thận, huyết áp, BMI;
chưa thấy liên quan đến glucose máu, HbA1c, khu vực sống, học vấn.
Từ khóa: Sarcopenia, đái tháo đường típ 2, công thức của Ishii.
Summary
Objective: To evaluate of characteristics of sarcopenia by the formula of Ishii in
the type 2 diabetes mellitus. Subject and method: A cross-sectional study on 479
patients type 2 diabetes mellitus admitted at the National Hospital of Endocrinology
and the 103 Military Hospital from January 2022 to May 2022. Result: The average
age of the research group was 66.56 ± 8.84 (males: 66.70 ± 9.31, females: 66.44
± 8.38); The average handgrip strengh was 27.67 ± 8.48kg (males: 33.11 ± 8.01,
females: 22.55 ± 5.03); The average calf circumference was 33.84 ± 2.92cm (males:
34.54 ± 2.79, females: 33.18 ± 2.89). The prevalence of sarcopenia was 22.8%
(males: 29.3% and females: 16.6%); in group < 60 ages: 6.9%, 60 ages: 27.8%; in
group > 10 years: 28.6%, 10 years: 17.0%; in group hypertension: 26.9%,
Ngày nhận bài: 19/8/2022, ngày chấp nhận đăng: 5/9/2022
Người phản hồi: Vũ Minh Phúc, Email: bsvuminhphuc@gmail.com - Bệnh viện Nội tiết Trung ương
64
JOURNAL OF 108 - CLINICAL MEDICINE AND PHARMACY Vol.17 - N
o
6/2022
DOI: ….
nonhypertension: 17.5%; in group BMI 22.5: 31.1%, BMI > 22.5: 17.3%; in group
eGFR < 60ml/min/1.73m
2
: 39.3%, 60ml/min/1.73m
2
: 7.6%. Conclusion: The
prevalence of sarcopenia was 22.8% (males: 29.3% and females: 16.6%). It related to
age, duration of diabetes, eGFR, hypertension, BMI; not related to blood glucose,
HbA1c, living area and educational status.
Keywords: Sarcopenia, type 2 diabetes millitus, formula of Ishii.
1. Đặt vấn đề
Sarcopenia đang vấn đề theo người
cao tuổi trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Đái tháo đường típ 2 được coi là một yếu tố
liên quan đến sarcopenia [4]. Hiện tại
nhiều phương pháp phát hiện sarcopenia,
theo tiêu chuẩn AWGS 2019 dựa vào khối
lượng thấp lực tay thấp. Việc xác
định hai tiêu chuẩn này cũng rất khó khăn,
cần máy hấp thu năng lượng kép đo khối
lượng cơ, máy đo lực tay [5]. Do vậy,
cần một công cụ (phương pháp) chẩn
đoán nhanh nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả.
Chúng tôi đã tìm thấy công thức của Ishii,
một số nghiên chỉ ra độ nhạy độ đặc
hiệu gần nhất với tiêu chuẩn của AWGS
2019 [2]. vậy, để thuận tiện trong tiếp
cận chẩn đoán sarcopenia trên lâm sàng
chúng tôi sử dụng công thức của Ishii để
thực hiện “Nghiên cứu đặc điểm
sarcopenia ở người bệnh đái tháo đường típ
2” với mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ, đặc điểm
sarcopenia bằng công thức Ishii người
bệnh đái tháo đường típ 2.
2. Đối tượng và phương pháp
2.1. Đối tượng
Tiêu chuẩn lựa chọn: Người bệnh đái
tháo đường típ 2 khám điều trị tại Bệnh
viện Nội tiết Trung ương Bệnh viên
Quân y 103.
Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân đang
biến chứng cấp tính; bệnh mạn tính gây
giảm vận động (Trầm cảm, tai biến mạch
não,…); dùng thuốc ảnh hưởng đến
(Corticoid, kháng vitamin K, giãn cơ).
2.2. Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến
cứu mô tả, cắt ngang.
Cỡ mu: Xác định c mẫu được tính bằng
công thức:
N = Z
2
1-α/2
*[p(1-p)/d
2
]
Với p tỷ lệ sarcopenia người bệnh
đái tháo đường típ 2 theo nghiên cứu của
Nguyễn Thị Thúy Hằng (p=24,9%) [3], tính
được n = 289.
Địa điểm nghiên cứu: Khoa Khám bệnh-
Bệnh viện Nội tiết Trung ương và Bệnh viện
Quân Y 103.
Thời gian: Tiến hành từ tháng 1/2022
đến tháng 5/2022.
Biến số nghiên cứu và đo lường
Hành chính, tiền sử, huyết áp.
Xét nghiệm chung: Glucose máu lúc
đói, HbA1c, lipid máu, creatinin.
Các thành phần của công thức của Ishii
[2]:
Đo chu vi bắp chân (Calf
circumference-CC).
Cơ lực tay (Handgrip strengh-HS).
2.3. Tiêu chun chn đoán ng
trong nghiên cứu
Tiêu chuẩn BMI: Áp dụng với người
châu Á theo khuyến cáo của WHO 2000
[6].
Chẩn đoán sarcopenia: Dùng công thức
của Ishii [7].
Nam: 0,62*(tui - 64) - 3,09*(HS - 50) -
4,64*(CC - 42);
Nữ: 0,80*(tuổi - 64) - 5,09*(HS - 34) -
3,28*(CC - 42);
(HS: Handgrip strengh; CC: Calf
circumference).
65
TẠP CHÍ Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 Tập 17 - Số 6/2022 DOI:…
Chẩn đoán sarcopenia khi tổng điểm
105 với nam, ≥ 120 với nữ [7].
Tính mức lọc cầu thận sử dụng công
thức eGFR của Cockcrolt Gault [8].
Chẩn đoán đái tháo đường, mức độ
kiểm soát glucose máu theo tiêu chuẩn Bộ
Y tế năm 2020 dựa vào glucose lúc đói
HbA1c [1].
Chun đoán ri lon lipid máu: Theo NCEP-
ATP III [8].
2.4. Xử lý số liệu
Dùng phần mềm SPSS 22.0.
Tìm g trị trung bình (mean), trung vị
(median), tỉ lệ phần trăm.
So sánh giá trị trung bình của 2 nhóm
dùng T test (T-test for Equality of Means);
so sánh trung bình của nhiều hơn 2 nhóm
dùng ANOVA; so sánh tỷ lệ của 2 nhóm,
kiểm định một tỷ lệ của nghiên cứu dùng
One-Sample Chi-Square test với hai biến
liên tục dùng Pearson Chi-Square tests
đối với hai biến phân loại, so sánh nhiều tỷ
lệ.
Giá trị trung bình được biểu diễn dưới
dạng ± SD là mean ± độ lệch chuẩn.
Mức giá trị xác suất p<0,05 được coi
có ý nghĩa thống kê.
2.5. Đạo đức nghiên cứu
Bệnh nn được gii thích đầy đủ về quy
tnh nghn cứu đồng ý tham gia vào
nghn cứu. Các thông tin v hồ sơ, bệnh án
của bệnh nhân đều đưc chúng tôi bảo mật,
chỉ sdụng với mục đích khoa học.
3. Kết quả
Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Chỉ tiêu Số lượng (n (%)) p
Giới
Nam 232 (48,4)
0,493
Nữ 247 (51,6)
Khu vực sống
Nông thôn 247 (51,6)
0,493
Thành thị 232 (48,4)
Học vấn
< Cấp III 234 (48,9)
0,615
≥ cấp III 245 (51,1)
p theo One-Sample Chi-Square test.
Nhận xét: Không sự khác biệt về giới, học vấn, khu vực sinh sống giữa hai nhóm
với p=0,493 và p=0,615.
Bảng 2. Một số đặc điểm nhân trắc
Chỉ tiêu
Nhóm nghiên cứu (n =
479)
Nam (n =
232)
Nữ (n =
247)
p
Tuổi 66,56 ± 8,84 66,70 ± 9,31 66,44 ± 8,38 0,467
Cơ lực tay 27,67 ± 8,48 33,11 ± 8,01 22,55 ± 5,03 0,000
Chu vi bắp chân 33,84 ± 2,92 34,54 ± 2,79 33,18 ± 2,89 0,000
BM
I
Trung bình 23,39 ± 2,70 23,59 ± 2,47 23,20 ± 2,90 0,112
Gầy 12 (2,5) 2 (0,9) 10 (4,0) 0,061
*
66
JOURNAL OF 108 - CLINICAL MEDICINE AND PHARMACY Vol.17 - N
o
6/2022
DOI: ….
Chỉ tiêu
Nhóm nghiên cứu (n =
479)
Nam (n =
232)
Nữ (n =
247)
p
Bình thường 207 (43,2) 94 (40,5) 113 (45,7)
Thừa cân 145 (30,3) 74 (31,9) 71 (28,7)
Béo phì 115 (24,0) 62 (26,7) 53 (21,5)
p
*
theo Pearson Chi-Square tests; p theo T –test for Equality of Means;
Nhận xét: Không có sự khác biệt về tuổi và BMI giữa hai giới với p=0,467 và p=0,112.
Cơ lực tay và chu vi bắp chân đều khác nhau rõ rệt theo giới với p<0,001.
Bảng 3. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
Chỉ tiêu
Nhóm nghiên
cứu
(n = 479)
Nam
(n = 232)
Nữ
(n = 247)
p
Tăng huyết áp 279 (55,1) 130 (56,0) 138 (55,9) 0,971
a
Glucose 8,60 ± 3,43 8,74 ± 3,27 8,46 ± 3,58 0,380
HbA1c 7,88 ± 1,84 7,91 ± 1,79 7,85 ± 1,88 0,725
eGFR 61,47 ± 20,18 63,32 ± 21,63 59,73 ± 18,60 0,052
p
a
theo Pearson Chi-Square tests;
Nhận xét: Tỷ lệ mắc HA, glucose máu, HbA1c, eGFR không có sự khác biệt về giới với
p≥0,052.
Bảng 4. Tỷ lệ sarcopenia theo một số chỉ tiêu chung và nhân trắc
Chỉ tiêu
Sarcopenia (n =
109)
Không sarcopenia (n
= 370)
p
Nhóm nghiên cứu 109 (22,8) 370 (77,2) -
Giới
Nam 68 (29,3) 164 (70,7)
0,001
Nữ 41 (16,6) 206 (83,4)
Nhóm tuổi
< 60 tuổi 8 (6,9) 108 (93,1)
0,000
≥ 60 tuổi 101 (27,8) 262 (72,2)
Khu vực sống
Thành thị 45 (19,4) 187 (80,6)
0,089
Nông thôn 64 (25,9) 183 (74,1)
Học vấn
≥ cấp III 48 (19,6) 197 (80,4)
0,091
< cấp III 61 (26,1) 173 (73,9)
BMI
≤ 22,5 59 (31,1) 131 (68,9)
0,000
> 22,5 50 (17,3) 239 (82,7)
p theo Pearson Chi-Square tests.
Nhận xét: Tỷ lệ sarcopenia người bệnh đái tháo đường típ 2 khảo sát bằng công
thức của Ishii 22,8%. Tỷ lệ này giới nam cao hơn giới nữ (29,3% 16,6%) ý
nghĩa thống kê với p=0,001. Tỷ lệ này nhóm 60 tuổi cao hơn nhóm < 60 tuổi (27,8
67
TẠP CHÍ Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 Tập 17 - Số 6/2022 DOI:…
và 6,9%) là có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Tỷ lệ này ở nhóm BMI ≤ 22,5 cao hơn nhóm
BMI < 22,5 (31,1% và 17,3%) là có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Bảng 3. Tỷ lệ sarcopenia theo một số chỉ tiêu ở người đái tháo đường
Chỉ tiêu
Sarcopenia
(n = 109)
Không
sarcopenia
(n = 370)
p
Thời gian mắc đái tháo
đường
> 10 năm 68 (28,6) 170 (71,4)
0,003
≤ 10 năm 41 (17,0) 200 (83,0)
HbA1c
Đạt 35 (18,2) 157 (81,8)
0,053
Không đạt 74 (25,8) 213 (74,2)
Glucose máu
Đạt 35 (19,6) 144 (80,4)
0,197
Không đạt 74 (24,7) 226 (75,3)
Huyết áp
Tăng 72 (26,9) 196 (73,1)
0,016
Không tăng 37 (17,5) 174 (82,5)
Mức lọc cầu thận
(ml/phút/1,73m
2
)
< 60 90 (39,3) 139 (60,7)
0,000
≥ 60 19 (7,6) 231 (92,4)
Lipid máu
Tăng 85 (23,5) 276 (76,5)
0,278
Không tăng 17 (18,3) 76 (81,7)
p theo Pearson Chi-Square tests.
Nhận xét: Tỷ lệ sarcopenia
người bệnh đái tháo đường típ 2 khảo sát
bằng công thức của Ishii nhóm mắc đái
tháo đường > 10 năm cao hơn nhóm 10
năm (28,6% 17,0%) ý nghĩa thống
kê với p=0,003.
Tỷ lệ này nhóm tăng huyết áp cao
hơn nhóm không tăng huyết áp (26,9%
17,5%) là có ý nghĩa thống kê với p=0,016.
Tỷ lệ này nhóm eGFR <
60ml/phút/1,73m
2
cao n nhóm
60ml/phút/1,73m
2
(39,3% 7,6%) ý
nghĩa thống kê với p<0,001.
4. Bàn luận
Tỷ lệ sarcopenia của nghiên cứu
22,8%, tỷ lệ theo giới nam 29,3%, theo
giới nữ 16,6%; thấp hơn nghiên cứu của
Sazlina CS 28,5%, tỷ lệ theo giới nam
34,2%, nữ 24,7% [10]. Để khẳng định
sự tương đồng nghiên cứu của chúng tôi thì
điểm cắt 60 tuổi nhóm 60 tuổi
27,8%, và nhóm < 60 tuổi là 6,9%. Nghiên
cứu của chúng tôi cho kết quả nhanh, giảm
thiếu phiền cho người bệnh mang
tính kinh tế cao.
Tỷ lệ sarcopenia theo nhóm tuổi :
Nhóm < 60 tuổi là 6,9%, nhóm 60-69 tuổi
8,4%, nhóm 70-79 tuổi 42,3%, nhóm
80 tuổi là 65,7%; tỷ lệ này cùng phù hợp với
xu hướng tăng t l sarcopenia trong các
nghiên cứu của Sazlina CS, nhóm 60-69
tuổi 22,0%, nhóm 70-79 tuổi 38,1%
nhóm ≥ 60 tuổi 55,6% [10]. Nghiên cứu của
chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của
Sazlina CS. Nghiên cứu của chúng tôi
ng là nghn cứu đầu tiên thực hiện
nhóm tuổi < 60 tuổi.
Tỷ lệ sarcopenia theo nhóm BMI 22,5
31,1%, BMI > 22,5 17,3%, p<0,001;
cùng kết quản với nhiều nghiên cứu theo
thống kê của Izzo và CS [11].
Tỷ lệ sarcopenia thành th 19,4%,
ng thôn 25,9%, p=0,089; nhóm học
< cấp III 26,1%, học cấp III 19,6%,
68
JOURNAL OF 108 - CLINICAL MEDICINE AND PHARMACY Vol.17 - N
o
6/2022
DOI: ….
p=0,091; khác biệt với kết quả của Nguyễn
Ngọc Tâm CS lần ợt CI 95%, OR =
2,26 (1,38-3,71), p=0,001 OR = 1,89
(1,05-3,38), p<0,05 [2]. Cng tôi nhận
thấy sarcopenia chưa có liên quan khu vực
sinh sống và trình đhọc vấn.
Tỷ lệ sarcopenia theo thời gian mắc đái
tháo đường 10 năm 17,0%, > 10 năm
28,6%, p=0,003; cùng kết quả với
nghiên cứu của Sazlina CS < 10 năm
26,0%, 10 năm 31,7% [10]; theo
mức kiểm soát glucose máu đạt 19,6%,
không đạt 24,7%, p=0,197; theo mức
kiểm soát HbA1c đạt là 18,2%, không đạt
là 25,8%, p=0,053. Tỷ lệ này cùng phù hợp
xu hướng tăng với nhiều nghiên cứu theo
thống của Izzo CS [12]. Chúng tôi đã
đưa ra được rằng sarcopenia liên quan đến
một số yếu tố của bệnh đái tháo đường típ
2 thời gian mắc đái tháo đường, chưa
thấy liên quan đến mức glucose máu
HbA1c.
Tỷ lệ sarcopenia trong nhóm tăng
huyết áp là 26,9% so với nhóm không
tăng huyết áp là 17,5%, p=0,016. Kết quả
tương đương với nghiên cứu của Fung
CS thì tỷ suất chênh OR 1,31 (0,64-2,67)
với p=0,459 [13]. Tăng huyết áp là nguy cơ
mắc sarcopenia đã được AWGS 2019
khẳng định. Chúng tôi cũng khẳng định lại
một lần nữa sự phụ thuộc này trong nhóm
bệnh đái tháo đường.
Tỷ lệ sarcopenia trong nhóm lipid tăng
23,5%, lipid không tăng 18,3%; cũng
tương tự nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy
Hằng nhóm tăng lipid 26,9%, không tăng
lipid 11,8%, OR = 2,13 (0,78-5,87), p>0,05
[3]. Theo kết quả mức kiểm soát lipid cũng
ảnh đến sarcopenia, nhưng p=0,278.
Với giá trị p thể khẳng định mức kiểm
soát lipid độc lập với sarcopenia.
Tỷ lệ sarcopenia theo mức lọc cầu thận
60ml/phút/1,73m
2
n = 19 (7,6%),
nhóm < 60ml/phút/1,73m
2
n = 90
(39,3%), p<0,001; cũng tương đương với
nghiên cứu của De Souza cs ph biến
hơn những giai đoạn tiến triển của bệnh
thận mạn tính (34,5% giai đoạn 2 3a;
65,5% các giai đoạn 3b, 4, 5) [14].
Chúng tôi thấy sự phụ thuộc của
sarcopenia theo mức lọc cầu thận người
bệnh đái tháo đường típ 2.
Hạn chế của nghiên cứu là chưa
nhóm chứng để so sánh, chưa chẩn
đoán được biến chứng thần kinh ngoại vi
người bệnh đái tháo đường do một số khó
khăn khách quan (Bệnh viện Nội tiết Trung
ương là Bệnh viện chuyên khoa, nghiên
cứu thực hiện phòng khám không xác
định được điện cơ,…). vậy chưa đủ sở
để khẳng định các yếu tố nào có liên quan
với chỉ số sarcopenia người bệnh đái
đường týp 2 trong nghiên cứu này.
5. Kết luận
Tỷ lệ sarcopenia khảo sát bằng công
thức của Ishii 22,8%, nam 29,3%, nữ
16,6%; liên quan với tuổi, thời gian mắc
đái tháo đường, mức lọc cầu thận, huyết
áp, BMI; chưa thấy liên quan với glucose
máu, HbA1c, khu vực sống, học vấn.
Viết tắt: CS: cộng sự, BMI: Body Mass
Index, HbA1c: Hemoglobin A1c, eGFR:
Estimated glomerular —ltration rate - Mức
lọc cầu thận, AWGS: Asia Working Group
on Sarcopenia - Hiệp hội Sarcopenia châu
Á; HS: Handgrip strengh - lực tay, CC:
Calf circumference - Chu vi bắp chân.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế (2020) Hướng dẫn chẩn đoán
điều trị đái tháo đường típ 2. Bộ Y tế.
Retrieved from https://luatvietnam.vn/y-
te/quyet-dinh-5481-qd-byt-huong-dan-
chan-doan-va-dieu-tri-dai-thao-duong-tip-
2-196326-d1.html.
2. Nguyễn Ngọc Tâm, Thị Thanh Huyền,
Phạm Thắng, (2021) Nghiên cứu áp dụng
một sphương pháp sàng lọc sarcopenia
69
TẠP CHÍ Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 Tập 17 - Số 6/2022 DOI:…
người bệnh cao tuổi. Đại học Y Nội.
Retrieved from http://dulieuso.
hmu.edu.vn/handle/hmu/2060.
3. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2021) Nghiên
cứu tình trạng mất bệnh nhân đái
tháo đường typ 2 ớc đầu đánh giá
hiệu quả bằng luyện tập. Đại học Y
Nội, Retrieved from http://dulieuso.
hmu.edu.vn//handle/hmu/2089.
4. Wang T, Feng X, Zhou J, Gong H, Xia S,
Wei Q, Yu L, (2016) Type 2 diabetes
mellitus is associated with increased risks
of sarcopenia and pre-sarcopenia in
Chinese elderly. Scienti—c Reports 6: 1-7.
https://doi.org/10.1038/srep38937.
5. Chen LK, Woo J, Assantachai P, Auyeung
TW, Chou MY, Iijima, K, Arai H (2020)
Asian Working Group for Sarcopenia:
2019 consensus update on sarcopenia
diagnosis and treatment. Journal of the
American Medical Directors Association
21(3): 300-307..
https://doi.org/10.1016/j.jamda.2019.12.0
12.
6. World Health Organization (2000) The
Asia - Paci]c perspective: Rede]ning
obesity and its treatment. Retrieved from
http://apps.who.int/bookorders.
7. Ishii S, Tanaka T, Shibasaki, K, Ouchi Y,
Kikutani T, Higashiguchi T, Iijima K (2014)
Development of a simple screening test
for sarcopenia in older adults. Geriatrics
and Gerontology International 14(1): 93-
101. https://doi.org/10.1111/ggi.12197.
8. Cockcroft DW, Gault MH (1976)
Prediction of creatinine clearance from
serum creatinine. Nephron 16(1): 31-41.
https://doi.org/10.1159/ 000180580.
9. American Medical Association (2001)
Executive summary of the third report
(NCEP) -adult treatment panel III. Journal
of American Medical Association 285(19):
2486-2497.
10. Sazlina SG, Lee PY, Chan YM, Hamid
AMS, Tan NC, (2020) The prevalence and
factors associated with sarcopenia
among community living elderly with
type 2 diabetes mellitus in primary care
clinics in Malaysia. Plos One 15(5):
0233299.
https://doi.org/10.1371/journal.pone.0233
299.
11. Izzo A, Massimino E, Riccardi G, Pepa
G Della (2021) A narrative review on
sarcopenia in type 2 diabetes mellitus:
Prevalence and associated factors.
https://doi.org/10.3390/nu13010183.
12. Sugimoto K, Tabara Y, Ikegami H,
Takata Y, Kamide K, Ikezoe T, Rakugi H
(2019) Hyperglycemia in non-obese
patients with type 2 diabetes is
associated with low muscle mass: The
Multicenter Study for Clarifying Evidence
for Sarcopenia in Patients with Diabetes
Mellitus. Journal of Diabetes
Investigation, 10(6): 1471-1479.
https://doi.org/ 10.1111/jdi.13070.
13. Fung FY, Koh YLE, Malhotra R, Ostbye
T, Lee PY, Shari™ Ghazali S, Tan NC
(2019) Prevalence of and factors
associated with sarcopenia among multi-
ethnic ambulatory older Asians with type
2 diabetes mellitus in a primary care
setting. BMC Geriatrics 19(1).
https://doi.org/10.1186/s12877-019-
1137-8.
14. De Souza VA, Oliveira D, Barbosa SR,
Corrêa JODA, Colugnati FAB, Mansur HN,
Bastos MG (2017) Sarcopenia in patients
with chronic kidney disease not yet on
dialysis: Analysis of the prevalence and
associated factors. PLoS ONE 12(4): 1-13.
https://doi.org/10.1371/journal.pone.0176
230.
70